Quy trình thủ tục mua bán nhà đất có sổ đỏ tại Gò Vấp
Sau khi nhận được 1/2 tổng số hồ sơ, giấy tờ cần thiết cho việc mua bán chuyển nhượng nhà đất nói trên, bộ phận một cửa sẽ có gửi thông báo nộp
Thủ tục mua bán nhà đất hay sang tên chuyển nhượng nhà đất cũng như căn hộ chung cư, đất nền, đất dự án đã có sổ đỏ có quy trình và trình tự hết sức phức tạp và rắc rối, nếu không am hiểu về luật pháp chúng ta dễ rơi vào tình trạng tiền mất tật mang mà công việc thì vẫn chưa đâu vào đâu. Đặc biệt đối với các gia đình trẻ đang có mong muốn mua đất, mua nhà để xây dựng tổ ấm gia đình của mình thì càng phải cẩn thận, tìm hiểu kỹ càng, hỏi ý kiến người thân cũng như chuyên gia để khỏi “sảy một li – đi một dặm”.
Đứng dưới góc nhìn của một chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, là người có đạo đức nghề nghiệp tôi đã dành công sức cũng như tâm huyết của mình trong các cuộc nói chuyện, hội thảo tọa đàm, gặp mặt trực tiếp hay qua điện thoại để tư vấn giúp đỡ giải quyết cho các khách hàng của mình những vấn đề khó khăn, thao gỡ các rắc rối trong quy trình thủ tục mua bán nhà đất có hoặc không có số đỏ sao cho công việc của họ được tiện lợi nhất. Những câu hỏi mà tôi thường bắt gặp là “trình tự các thủ tục mua bán nhà, bán đất là gì?; thủ tục mua bán nhà đất hay chung cư có và không có sổ đỏ có khác nhau nhiều không?; thủ tục sang tên chuyển nhượng nhà đất gồm những gì, có giống với mua bán nhà đất hay không?;…”
Thủ tục sang tên chuyển nhượng nhà đất nhìn chung cũng giống như quy trình và trình tự thủ tục mua bán nhà đất, tuy nhiên cũng có đôi chút khác biệt cần lưu ý đã được tôi trình bày trong bài viết này. Bài viết được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế xương máu mà tôi đã tích lũy qua nhiều năm tháng làm việc trong lĩnh tư vấn bất động sản kết hợp với việc nghiên cứu hệ thống luật bất động sản tại Việt Nam. Nếu khó băn khoăn và thắc mắc, quý vị vui lòng để lại lời bình luận phía cuối bài.
Phần I. Mua bán hay sang tên chuyển nhượng toàn bộ nhà đất
Giai đoạn 1: Công chứng hợp động mua bán nhà đất
Để hoàn thiện thủ tục mua bán nhà, đất nền hay sang tên chuyển nhượng thừa kế, trong giai đoàn này các bạn cần đi đến cơ quan công chứng để xin làm đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ cần thiết.
Quy trình thủ tục mua bán nhà đất có sổ đỏ
Quy trình thủ tục mua bán nhà đất có sổ đỏ
Bước 1: Chuẩn bị lệ phí công chứng
Điều trước hết và đầu tiên để có thể được công chức là bạn cần chuận bị các khoản lệ phí cho dịch vụ công chứng.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ giấy tờ thủ tục mua bán nhà cửa đất đai
Người bán hay chuyển nhượng nhà đất cần chuẩn bị
Chứng minh nhân dân và hộ khẩu thường trú của cả vợ và chồng
Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã lập gia đình) hoặc giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân (nếu chưa lập gia đình).
Sổ đỏ chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng nhà cửa đất đai và các tài sản khác kèm theo.
Chú ý: Nếu là tài sản đã được tặng, thừa kế là tài sản riêng trước khi kết hôn thì khi lập thủ tục hợp đồng mua bán hay chuyển nhượng nhà đất chri cần một người ký, tuy nhiên phải có giấy tờ chứng thực để xác minh.
Người mua hay thừa kế nhà đất cần chuẩn bị
Chứng minh nhân dân và hộ khẩu thường trú của cả vợ và chồng
Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã lập gia đình) hoặc giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân (nếu chưa lập gia đình).
Lưu ý: Trong trường hợp đất được mua chỉ muốn có một người đứng tên thì trong các thủ tục giấy tớ mua bán nhà hay đất phải được thỏa thuận là tài sản riêng do người đứng tên ký kết và chứng nhận.
Bước 3: Hoàn thiện và ký kết hợp đồng mua bán chuyển nhượng
Sau khi bạn đã chuẩn bị tất cả các thủ tục giấy tờ, cả hai bên mua bán hay chuyển nhượng cần phải đến cơ quan công chứng nơi có tài sản được mua bán chuyển nhượng để thực hiện các thủ tục ký kết hợp đồng. Tai đây, cơ quan công chứng sẽ soạn thảo hợp đồng và chứng nhận theo quy định của pháp luật, và xuất làm 4 bản chính.
Một bản chính được cấp cho bên bán, chuyển nhượng
Một bản chính được cấp cho bên mua, thừa kế
Một bản chính được nộp cho cơ quan thuế để lưu lại
Một bản chính đượ lưu tại cơ quan trước bạ nhà đất
Lưu ý: Theo luật công chứng được nhà nước ban hành từ năm 2014 và có hiệu lực đến 01/01/2015, các cơ quan công chứng được phép sao ý nguyên bản chính các văn bản giấy tờ trong thủ tục mua bán nhà đất, sang tên chuyển nhượng nhà đất giống như cơ quan công quyền tại UBND xã, phường. Vậy cho nên các bên chỉ cần xuất trình bản gốc để đối chiếu và phô tô, nếu cần thiết xác nhận sao y bản gốc có thể yêu cầu văn phòng công chứng sao lại với số lượng không hạn chế.
Quy trình thủ tục mua bán nhà đất có sổ đỏ | Sang tên chuyển nhượng thừa kế
Giai đoạn 2: Làm thủ tục mua bán sang tên chuyển nhượng nhà đất tại cơ quan tài nguyên môi trường
Trong giai đoạn này để hoàn thiện thủ tục mua bán nhà đất, các bạn cần làm 2 thủ tục chính yếu là: Kê khai nộp thuế và đăng ký để làm số đỏ mới. Thời gian làm các hai thủ tục này tổng công mất khoảng 45 – 60 ngày; trong đó thời gian hoàn thiện việc kê khai nộp thuế khoảng 15 – 20 ngày; thời gian nhận kết quả hoàn thiện sổ đỏ cũng khoảng 15 – 20 ngày tiếp sau đó.
Bước 1: Kê khai thuế và nộp thuế nhà đất
Đơn vị tiếp nhận giấy tờ hồ sơ: Bạn sẽ có trách nhiệm nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa văn phòng đăng ký đất đai tại quận chứa tài sản
Các khoản phải chi cho chi phí thuế và lệ phí mua bán sang tên chuyển nhượng bao gồm
Chi phí thuế thu nhập cá nhân được tính bằng 2% tổng giá trị tài sản mua bán, chuyển nhượng
Chi phí thuế trước bạ được tính bằng 0.5% tổng giá trị tài sản mua bán, chuyển nhượng
Chi phí cho lệ phí địa chính được tính là 15.000 đồng/mỗi trường hợp;
Chi phí cho lệ phí thẩm định giấy tờ hồ sơ được tính bằng 0,15% giá trị tài sản sang tên chuyển nhượng (tối thiểu 100.000 đến tối đa là 5.000.000 đồng/mỗi trường hợp)
Hồ sơ thủ tục mua bán nhà đất hay sang tên chuyển nhượng bao gồm
Giấy tờ khai lệ phí trước bạ (chuẩn bị 02 bản sao có chữ ký của người mua)
Giấy tờ khai thuế thu nhập cá nhân (chuẩn bị 02 bản sao có chữ ký của người bán, trong trường hợp không có thỏa thuận trong hợp đồng về việc mua đất để thực hiện các thủ tục hành chính, người mua có thể ký tên).
Đơn xin đăng ký thay đổi (chuẩn bị 01 bản chính).
Các hợp đồng công chứng đã lập trước đó (chuẩn bị 02 bản chính)
Sổ đỏ chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng nhà cửa đất đai và các tài sản khác kèm theo (chuẩn bị 02 bản sao có xác nhận của cơ quan thẩm quyền)
Ngoài ra cần chuẩn bị thêm 02 bản sao của các tài liệu đã được trình bày sau khi ký hợp đồng công chứng cụ thể như (Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân).
Bước 2: Trình tự quy trình hoàn thiện thủ tục mua bán nhà đất
Sau khi nhận được 1/2 tổng số hồ sơ, giấy tờ cần thiết cho việc mua bán chuyển nhượng nhà đất nói trên, bộ phận một cửa sẽ có gửi thông báo nộp đến địa chỉ gia đình bạn.
Sau khi thông báo thuế, bạn là người mọi thủ tục hồ sơ, giấy tờ sẽ có trách nhiệm nộp thuế vào ngân sách theo quy định của nhà nước trong thông báo thuế đề ra.
Sau khi nộp thuế xong, bạn hãy giữ biên lai xác nhận đã nộp thuế đến cho bộ phận một cửa của cơ quan tài nguyên môi trường để viết ghi chú 1/2 tổng số hồ sơ còn lại và biên lai thuế.
Sau khi nhận được văn bản, đây là bước cuối cùng, bộ phận một cửa sẽ gửi thông báo nhận giấy tờ (sổ đỏ) chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng nhà cửa đất đai.
Chú ý: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi thực hiện hợp đồng, các bên phải kê khai lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật, nếu quá thời hạn nói trên bạn sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Nếu có vấn đề phát sinh, đến ngày nhận giấy tờ sổ đỏ, cơ quan tài nguyên môi trường sẽ gửi văn bản đến bạn yêu cầu bổ sung giấy tờ, và sửa chữa các sai sót trước đó.
Quy trình thủ tục mua bán nhà đất có sổ đỏ | Sang tên chuyển nhượng
Phần II. Mua bán hay sang tên chuyển nhượng một phần nhà đất
Giai đoạn 1: Nhận biết điều kiện phân chia nhà đất mua bán chuyển nhượng
Công việc đầu tiên để hoàn thiện thủ tục mua bán nhà đấy hay sang tên chuyển nhượng trong trường hợp này bạn cần phải tìm hiểu xem lô đất, hay nhà đó có đủ điểu kiện để phân chia ra hay không, sau đây là điều kiên chia tách:
Lô đất được mua bán chuyển nhượng phải có mặt tiền hơn 3m và chiều sâu cũng phải hơn 3m.
Diện ích 2 lô đất nhỏ sau khi chia xong phải có diến tích từ 30m2 trở lên, như vậy lô đất được phân chia cũng phải có diện tích ít nhất từ 60m2 trở lên.
Ngoài ra lô đất này phải có giấy tờ sổ đỏ trước đó và không nằm trong diện quy hoạch của nhà nước.
Nếu lô đất cần phân chia đã đủ các điều kiện trên, thì công việc tiếp theo bạn nên làm là thuê một cư quan có chuyên môn trong đo đạc để đo vẽ trích lục nhà đất nói trên.
Giai đoạn 2: Trình tự quy trình làm thủ tục mua bán nhà đất đai
Bước 1: Người bán hay chuyển nhượng lấy công văn phân chia nhà đất từ cơ quan tài nguyên môi trường
Trong bước này bạn sẽ mất khoảng 15 – 21 ngày, mục đích của giai đoạn này trong việc phân chia đất là để cơ quan tài nguyên môi trường một lần nữa đo đạc và xác định lại tính chất lô đất xem có đủ điều kiện để chia tách hay không (cũng dựa trên các tiêu chí trên)?
Bên bán hay chuyển nhượng có trách nhiệm gửi giấy tờ hồ sơ đến cơ quan đăng ký gồm:
Đơn xin tách lô đất được kê khai theo mẫu kèm theo
Bản gốc sổ đỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cung cấp 01 bản chính và 01 bản sao).
Hồ sơ kỹ thuật của lô đất thể hiện các vùng diện tích đất sau khi phân chia chuyển dịch (cung cấp ít nhất 3 bản gốc).
Biên bản hiện trạng nhà đât (cung cấp ít nhất 3 bản gốc nếu lô đất chuyển dịch có nhà trên đó).
02 bản sao chứng minh nhân dân + Hộ khẩu thường trú hộ bên chuyển và bên nhận
Ngoài ra sẽ có các tài liệu khác theo yêu cầu của mỗi tỉnh khác nhau
Đến lúc này, nếu đã kiểm tra đầy đủ các giấy tờ và hiện trạng và các thông số qua đo đạc phân tích nếu lô đất đủ điểu kiện để tách phân thửa thì sẽ ra công văn quyết định đồng ý cho phân chia lô đất.
Chú ý: Trong một số trường hợp tại một số quận, huyện sẽ giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay sổ đỏ bản gốc của người yêu cầu phân chia, và sẽ gửi lại bản sao y bản gốc có dấu kèm theo của cơ quan tài nguyên môi trường.
Bước 2: Đi công chứng và hoàn thiện các thủ tục mua bán nhà đất tại cơ quan tài nguyên môi trường
Trong bước 2 này, quy trình thủ tục mua bán nhà đất (đất nền, đất dự án, hay chung cư…) sẽ giống như trường hợp mua bán hay sang tên chuyển nhượng toàn bộ đã được trình bày ở trên, tuy nhiên sẽ có một số điểm khác biệt sau:
Cần phải có thêm hồ sơ kỹ thuật lô đất.
Biên bản tình trạng ngôi nhà (nếu có).
Công văn đồng ý để phân chia đất của cơ quan tài nguyên môi trường
Leave a Reply